Châu Âu có thể "dính" bong bóng bất động sản
Theo một phân tích mới đây, giá nhà đất tại các quốc gia Tây Âu so với tại Mỹ đã tăng mạnh hơn trước cuộc khủng hoảng tài chính và giảm mạnh hơn sau khi bong bóng nổ tung.
Những kết quả nghiên cứu của Freddie Mac - công ty tài chính thế chấp thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ cho thấy những mầm mống của cuộc khủng hoảng nhà đất tại các quốc gia khác cũng mang tính bệnh dịch địa phương như tại Mỹ. Nghiên cứu này trái ngược với quan điểm cho rằng vấn đề là ở chỗ một tác phẩm Mỹ đã được xuất khẩu ra nước ngoài.
Bong bóng BĐS tại châu Âu mang nặng tính địa phương |
Ông Frank Nothaft - nhà kinh tế chủ chốt của Freddie Mac cho biết “Điều đáng ngạc nhiên là cuộc tranh luận này thường mô tả những chu kỳ bùng nổ trong giá nhà đất như thể chúng chỉ có tại Mỹ. Nhưng không phải vậy.”
Từ năm 1996 tới năm 2006, Ireland, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Italia tất cả đều đã chứng kiến mức tăng giá nhà đất được điều chỉnh theo lạm phát thực tế nhiều hơn ở Mỹ.
Theo Freddie Mac, tại Ireland, nơi có mức tăng mạnh nhất, giá nhà đất đã thêm 182% trong thời kỳ đó. Anh chứng kiến mức tăng 152%, Tây Ban Nha là 115%, Pháp là 108% và Italia là 51%. Trong khi đó, giá nhà đất tại Mỹ chỉ tăng 47% trong thời gian đó. Gía nhà đất đã giảm xuống hai con số tại hầu hết các quốc gia đó ngoại trừ Ireland và Anh trải qua mức giảm mạnh nhất với lần lượt 25% và 17% so với mức giảm 15% tại Mỹ.
Theo ông Nothaft, những thế chấp tỷ lệ cố định kỳ hạn 15 và 30 năm tại Mỹ đã giúp tối thiểu hóa những dao động về giá cả so với khu vực châu Âu, nơi những thế chấp kỳ hạn 5 năm hoặc ngắn hơn là phổ biến hơn. Ông đã trích dẫn một nghiên cứu của Qũy tiền tệ thế giới năm 2004 khi so sánh sự bất ổn của giá nhà đất trước việc sử dụng những thế chấp tỷ lệ cố định tại gần 20 quốc gia rằng: “Sử dụng càng nhiều thế chấp tỷ lệ cố định thì dao động về giá càng giảm.”
Đức là một ngoại lệ đáng chú ý. Mặc dù họ đã có mức giá giảm 13% kể từ năm 2006, họ đã không phải chứng kiến những dao động trước hiện tượng bong bóng bất động sản tương tự. Điều đó một phần là do quốc gia này đã trải qua hiện tượng bong bóng bất động sản riêng trong những năm ngay sau khi thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, nguyên nhân một phần cũng do cấu trúc của thị trường bất động sản Đức. Những người đi vay tại Đức được yêu cầu phải đặt cọc 35% và phải tuân theo những hình phạt trả trước khắc nghiệt. Trong khi đó, chính sách công tại quốc gia này lại có xu hướng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hỗ trợ nhà cho thuê giành cho tầng lớp trung lưu với mức tỷ lệ sở hữu giảm xuống 42%, thấp hơn mức 67% tại Mỹ và 80% tại Tây Ban Nha.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp